Hotline:
091 121 1368

Công nghệ sản xuất gạch xi măng cốt liệu chống thấm

Thạc sĩ Đào Đức Diễn      

Phó Chủ tịch CTCP Đầu tư & Công nghệ Đức Thành   

Hiện nay, tùy loại công trình mà các chủ đầu tư có nhu cầu sản phẩm gạch xây có khả năng chống thấm khác nhau, đối với các công trình xây tường không trát thì yêu cầu về độ thấm nước của sản phẩm rất khắt khe.

Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu và thực nghiệm tại các công trình xây dựng, sản phẩm gạch XMCL có độ thẩm thấu nước cao, thông thường đều trên 350ml/m2.h và không thích hợp sử dụng cho tường xây không trát. 

1.     Cơ lý hình thành gạch XMCL

Nguyên liệu sử dụng để sản xuất gạch xi măng cốt liệu chủ yếu là đá vôi, xi măng. Thành phần hóa học chủ yếu của các nguyên liệu trên gồm: 

Oxit

SiO2

Al2O3

CaO

Fe2O3

MgO

SO3

K2O

Na2O

Hàm lượng (%)

19-25

2-9

62-67

1-5

0-3

1-3

0.6

0.2

 

-         Phản ứng hydrat của xi măng tạo ra các gel giúp liên kết các lọai vật liệu với nhau và khi đóng rắn tạo cường độ của kết cấu:

+       C3S (3CaO.SiO2 tricalcium Silicate - Alit) : Khi trộn xi măng với nước, hai đoạn đầu xảy ra quá trình tác dụng nhanh của khoáng Alit với nước và đạt độ bền cực đại ngay trong giai đoạn đầu của quá trình hydrat hóa

2C3S + 6H2O → C3S2H3 + 3Ca(OH)2

+       C2S (2CaO.SiO2 Dicalcium Silicate - Belit) : Khi Ca(OH)2 tách ra từ Alit, khoáng Belit sẽ thủy phân chậm hơn và giải phóng ít Ca(OH)2 hơn

2C2S + 4H2O → C3S2H3 + Ca(OH)2

+       C3A (3CaO.Al2O3 Tricalcium Aluminate): hydrat hóa tạo khoáng Ettringite dạng tinh thể hình kim được hình thành với lượng lớn nhờ pha aluminate phản ứng với thạch cao lấp đầy các không gian rỗng cho đá xi măng cường độ cao.

C3A + 6H2O → 3C3AH6 (đóng rắn nhanh).

+       Đá xi măng có cấu trúc đặc khít và các không gian rỗng đã được lấp đầy bằng ettringite, hiđroxit sắt, hiđroxit nhôm, pha tạo gen của silicat canxi ngậm nước.

 

-        Hidrat hóa hình thành thể kính Silic và nhôm: Sau khi nguyên vật liệu được trộn đều, hidrat hóa hình thành thể kính Silic và nhôm và hợp với CaO sản sinh ra phản ứng hóa học, phương trình hóa học của nó là:

Ca(OH)2+XSiO2+nH2O→XCaOSiO2H2OCa(OH)2+XAL3O2+nH2O→

→XCaOAL2O3H2O

Hydrat hóa chất hoạt tính nước phản ứng hóa học CaSiO3(Al2O3, CaO) là một thể kính dạng keo, thể kính dạng keo này không ổn định, phản ứng kéo dài theo thời gian, dần dần cứng chắc, hình thành kết cấu hình mạng với cường độ cao, điều chỉnh phối hợp nguyên vật liệu hợp lý và dưỡng hộ từ đó mà hình thành cường độ gạch tự dưỡng.

-         Rung ép cường độ cao tạo hình sản phẩm: Nhờ vào hệ thống thủy lực, các dây chuyền sản xuất gạch XMCL hoạt động theo cơ chế ép kết hợp với rung tạo ra lực rung ép rất lớn để hình thành lên các viên gạch block đồng đều, đạt chất lượng cao và ổn định.

2.     Nguyên lý công nghệ sản xuất gạch XMCL chống thấm

Dựa vào cơ lý hình thành gạch XMCL để sản xuất gạch có khả năng chống thấm cao trên cơ sở các nguyên lý như sau:

-       Lấp đầy không gian rỗng của gạch

-       Tăng cường khả năng phản ứng hydrat của xi măng

-       Tăng cường các thể kính dạng keo, tạo nhiều kết cấu hình mạng

3.     Quy trình sản xuất gạch chống thấm

 a.      Chuẩn bị, điều chỉnh nguyên liệu

-       Tăng lượng nước sử dụng nhằm tăng phản ứng hydrat hóa của xi măng, tạo gen phủ kín không gian rỗng của gạch.

-       Tăng lượng xi măng là giải pháp đơn giản nhưng sẽ ảnh hưởng lớn đến giá thành

-     Bổ sung các nguyên liệu mịn như tro bay, cát mịn, bột đá, sỉ lò vôi nghiền mịn… là giải pháp hợp lý nhất, đảm bảo năng suất, chất lượng và giá thành.                       

b.      Điều chỉnh quy trình vận hành máy

-       Tăng thời gian phối trộn làm cho nguyên liệu đều, dẻo và liên kết nguyên liệu tốt hơn

-      Tăng lực rung ép làm cho quá trình thoát nước ra bề mặt gạch nhiều hơn để tạo màng, tăng cường sự đóng rắn đặc khít của gạch

 c.      Điều chỉnh quy trình dưỡng hộ sản phẩm

-       Kéo dài thời gian để gạch tự dưỡng trong mái che đạt cường độ liên kết thích hợp

-      Không tưới nước dưỡng hộ quá sớm sẽ làm thau rửa các hạt mịn bề mặt, tăng không gian rỗng của gạch

Sản phẩm gạch chống thấm do An Thành Phát sản xuất

   4.     Giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm tăng không đáng kể so với gạch XMCL thông thường, đảm bảo vẫn rẻ hơn từ 15% – 30% so với gạch tuynel

Hiện nay, giá bán tại nhà máy sản xuất của Công ty cổ phần Công nghệ Vật liệu An Thành Phát khoảng 600 đồng/viên gạch QTC và có khả năng đáp ứng số lượng lớn các chủng loại gạch XMCL chống thấm.

5.      Một số lưu ý khi sử dụng gạch XMCL chống thấm

-      Chống thấm là nhiệm vụ chính của lớp vữa trát, lớp bột bả và lớp sơn chống thấm. Do vậy, sử dụng gạch chống thấm cho tường xây có trát là không cần thiết.

-       Chỉ nên sử dụng gạch chống thấm cho tường xây không trát. Nhưng để đảm bảo chống thấm cho tường xây không trát cần phải lưu ý diện tích mạch vữa xây vốn chiếm số lượng lớn, mật độ dày. Quá trình thi cống cần đặt ra yêu cầu về chủng loại vữa xây phải có mác cao hơn, dẻo hơn, cần thiết phải bổ sung phụ gia chống thấm vào vữa. Thêm vào đó, kỹ thuật thi công phải đảm bảo mới phát huy tác dụng của gạch chống thấm.

 

-     Gạch chống thấm có độ hút nước thấp nên sẽ gây khó khăn cho công tác trát, lăn sơn (làm mất ưu điểm của gạch XMCL thông thường). Gạch chống thấm làm giảm khả năng hút ẩm và thoát hơi nước của tường xây từ đó có khả năng làm tăng hiện tượng nồm, rêu mốc tường về sau nếu sử dụng cho tường xây có trát và lăn sơn.

-      Khi sử dụng gạch xây, người tiêu dùng cần lựa chọn sản phẩm phù hợp với yêu cầu của công trình trên cơ sở tổng hợp các yêu cầu về khả năng chống thấm, khả năng hút ẩm và khả năng thoát hơi nước để có công trình bền vững, an toàn và kinh tế.

Theo Tạp chí Vật liệu Xây dựng